Giới thiệu

KỸ SƯ ĐÔ THỊ

NGÀNH KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

Xác định được thế mạnh và đặc thù của trường Đại học Kiến trúc, cũng như các mặt hạn chế của trường hiện nay so với các trường đào tạo chuyên ngành khác như: Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM, Đại Học Giao Thông, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật…Do đó mục tiêu chung của chương trình đào tạo ngành kỹ sư đô thị tập trung những vấn đề sau:

1. Đào tạo đội ngũ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu về lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng đô thị với hai phạm vi:

– Quy hoạch và thiết kế mạng lưới hạ tầng kỹ thuật: Đội ngũ chuyên môn có thể thực hiện được các công tác quy hoạch và thiết kế mạng lưới hạ tầng kỹ thuật cho các đồ án quy hoạch xây dựng. Bên cạnh đó có các kiến thức tổng hợp về hạ tầng kỹ thuật để có thể tham gia công tác ở các đơn vị quản lý nhà nước theo quy định của Luật Xây dựng.

– Thiết kế kỹ thuật mạng lưới hạ tầng đô thị: Đội ngũ chuyên môn có thể thực hiện được các công tác thiết kế kỹ thuật đối với các công trình hạ tầng đô thị.

2. Đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Mục tiêu đào tạo theo định hướng quy hoạch tổng hợp hệ thống các hạ tầng kỹ thuật. Gồm các khối kiến thức:

• Khối kiến thức tổng quát:
– Gồm các kiến thức chung về quy hoạch và thiết kế mạng lưới tất cả các ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị: chuẩn bị kỹ thuật đất, mạng lưới giao thông, mạng lưới cấp điện – thông tin và mạng lưới cấp nước. Sinh viên phải thực hiện được tổng hợp đường dây và đường ống kỹ thuật của tất cả các ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị.

• Khối kiến thức chuyên ngành (tự chọn):
– Gồm một trong các chuyên ngành Giao thông – san nền, cấp thoát nước – môi trường, điện – thông tin. Trong phần này sinh viên sẽ nghiên cứu vận dụng các kiến thức đã học để có thể thiết kế kỹ thuật một bộ phận trong mạng lưới kỹ thuật hạ tầng.

3. Nội dung đào tạo.

• Phần kiến thức quy hoạch.
– Phân tích tổng hợp định hướng phát triển đô thị, nắm vững quy hoạch sử dụng đất cơ cấu phân khu chức năng, vị trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định quy mô dân số tính toán cho toàn đô thị.
– Phân tích tổng hợp các vấn đề hạ tầng kỹ thuật đô thị.
– Phân tích lựa chọn định hướng phát triển HTKT cho đô thị.

Quy hoạch giao thông.
– Xác định nhu cầu giao thông, tính toán xác định mạng lưới giao thông.
– Xác định giao thông đối ngoại của đô thị.
– Xác định các tuyến đường, phân cấp các loại đường.
– Tính toán các chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường, diện tích đường trên đầu người, các chỉ tiêu đường.
– Vẽ các mặt cắt ngang đường điển hình.
– Đề xuất giải pháp thiết kế các đầu mối giao thông quan trọng.

• Quy hoạch chiều cao tổng thể cho đô thị.
– Thiết kế quy hoạch chiều cao và chuẩn bị kỹ thuật đất cho đô thị.
– Đánh giá đất đai xây dựng đô thị.
– Xác định cốt xây dựng cho khu vực.
– Xác định các hướng thoát nước chính.
– Xây dựng các cao độ khống chế tại các ngã giao nhau trên các trục đường chính.
– Phân chia lưu vực thoát nước và thiết kế mạng lưới thoát nước mưa cho đô thị.
– Vẽ mặt cắt điển hình qua khu vực thiết kế.
– Tính toán sơ bộ khối lượng san nền.

• Quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị.
– Đánh giá hiện trạng và định hướng quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
– Đánh giá hiện trạng cấp nước.
– Xác định các tiêu chuẩn dùng nước, tính toán công suất cấp nước.
– Lựa chọn nguồn cung cấp nước, vị trí công trình thu, công trình xử lý nước, đài nước, trạm bơm…phạm vị bảo vệ vệ sinh nguồn nước.

• Quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị.
– Đánh giá hiện trạng, điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn
– Đánh giá hiện trạng và định hướng quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
– Xác định các tiêu chuẩn thoát nước, tính toán công suất trạm xử lý nước thải.
– Lựa chọn loại hệ thống thoát nước, xác định nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí đặt trạm xử lý nước thải.
– Phân chia lưu vực thoát nước, lựa chọn sơ đồ mạng lưới thoát nước.

• Quy hoạch thông tin liên lạc.
– Xác định nhu cầu sử dụng thông tin toàn đô thị.
– Xác định vị trí tổng đài, các trung kế trong đô thị.
– Phân bố trung kế cho từng nhóm hộ tiêu thụ.
– Tính toán lựa chọn phương án cho cấu trúc mạng thông tin đô thị.
– Tính toán lựa chọn phương án tuyến mạng thông tin.

• Quy hoạch mạng phân phối điện.
– Xác định nhu cầu sử dụng điện toàn đô thị và các khu vực chức năng.
– Xác định tâm phụ tải chính và các phụ tải thành phần.
– Phân khu vực cấp điện.
– Tính toán lựa chọn vị trí và quy mô nguồn điện.
– Tính toán lực chọn cấp điện áp cho đô thị.
– Lựa chọn phương án mạng lưới phân phối điện đô thị và các khu vực.
– Tính toán lựa chọn phương án cung cấp điện cho hộ tiêu thụ.

• Khối lượng chuyên ngành.
Lựa chọn một trong ba chuyên ngành:
– Giao thông – san nền.
– Cấp thoát nước – môi trường.
– Điện – thông tin liên lạc.

4. Kết quả đạt được.

• Kiến thức.
– Nắm vững vai trò và mối quan hệ tương tác của các công tác kỹ thuật hạ tầng đối với quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị;
Tổng hợp các vấn đề hạ tầng kỹ thuật trong đô thị, phân tích các yếu tố kinh tế – xã hội và giải pháp hạ tầng kỹ thuật trong phát triển đô thị;
– Nắm vững các kiến thức quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, tính toán xác định nhu cầu sử dụng hạ tầng và các giải pháp cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị;
– Nắm vững các nguyên tắc thiết kế các loại mạng lưới hạ tầng kỹ thuật;
– Nắm vững các nguyên tắc thiết kế chi tiết 1 loại hình kỹ thuật hạ tầng (tự chọn).

• Kỹ năng.
– Kỹ năng phân tích và đánh giá tổng hợp các vấn đề hạ tầng kỹ thuật trong đô thị, quan tâm đến các vấn đề trong bối cảnh Việt Nam;
– Vận dụng các nguyên lý quy hoạch và thiết kế hạ tầng kỹ thuật đô thị vào một khu đô thị cụ thể;
– Vận dụng các quy chuẩn và tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng và các chuyên ngành hạ tầng lỹ thuật trong thực hiện đồ án;
– Phát triển kỹ năng trình bày bản vẽ quy hoạch, kỹ năng trình bày thuyết minh.